Bạn đang xem sản phẩm Tài khoản Vimeo 12 tháng
Vimeo là gì?
Vimeo là một trang web phát video trực tuyến được tối ưu hóa cho phép người dùng tải lên và quảng bá video của họ với mức độ tùy biến cao mà bạn không thể tìm thấy trên các trang web cạnh tranh nào. Việc tập trung vào phát triển tính năng tùy biến này là chủ ý của những người sáng lập nên trình phát video này. Họ là những nhà làm phim với mong muốn tìm kiếm được một nền tảng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát video trực tuyến của mình. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, không có trang web hay ứng dụng nào làm được như vậy. Đó là lý do tại sao họ sáng tạo ra Vimeo vào năm 2004.
Khái niệm vimeo (Nguồn: dailydot)
Trong những năm qua, dịch vụ phát trực tuyến Vimeo này đã có thêm 70.000.000 thành viên trên toàn thế giới nhờ vào tính năng tùy chỉnh đáng kinh ngạc và một cộng đồng lớn mạnh mang tính xây dựng cực kỳ đặc trưng của họ. Có tới hơn 170 triệu người xem video hàng tháng đang xem video trên Vimeo. Số lượng này có thể nhỏ hơn Youtube một chút nhưng chất lượng không hề thua kém chút nào. Đối với những người dùng mới, các tùy chọn mà Vimeo cung cấp có thể sẽ hơi khó hiểu một chút, tuy nhiên, các chuyên gia về video cho rằng bạn sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá video theo cách riêng của bạn trên nền tảng này.
Cách tạo tài khoản Vimeo
Vimeo là dịch vụ phát và xem trực tuyến video miễn phí nên việc tạo tài khoản trên nền tảng này là không hề khó khăn. Chỉ cần với vài bước đơn giản là bạn có thể tạo được tài khoản cho riêng mình và đăng tải video lên nếu muốn.
Hướng dẫn tạo tài khoản Vimeo
Quy trình tạo tài khoản Vimeo sẽ chỉ kéo dài trong 1-2 phút. Bạn có thể hoàn thành với 5 bước nhanh gọn sau:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Vimeo: https://vimeo.com
Giao diện trang chủ của vimeo (Ảnh: Internet)
Bước 2: Click vào “Join” để mở trang có mẫu đăng ký trở thành thành viên của Vimeo
Bước 3: Điền thông tin vào mẫu đăng ký
Tạo tên người dùng, mật khẩu và nhập email của bạn. Bạn có thể tạo mật khẩu mạnh với chuỗi ký tự dài và kết hợp để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.
Điền thông tin để Register Vimeo, đăng ký tài khoản vimeo
Sau đó, bên dưới sẽ có 2 lựa chọn dành cho bạn
- Join with email (Tham gia với thư điện tử)
- Join with Facebook (Tham gia với tài khoản Facebook)
Phương thức đăng ký với tài khoản Facebook thường được người dùng ưa chuộng hơn vì khá nhanh chóng và dễ dàng do hệ thống sẽ kết nối luôn với tài khoản Facebook của bạn. Khi nhấn vào lựa chọn đó, một màn hình mới xuất hiện, yêu cầu bạn xác thực một lần nữa. Hãy nhấn nút ‘Continue as…’ để tiếp tục.
(Nguồn: wikihow)
Màn hình khác xuất hiện, Vimeo cảm ơn bạn đã đăng ký tham gia trên Vimeo và khuyến cáo bạn đổi mật khẩu đăng nhập Vimeo. Hãy nhấn vào nút “Create a password” (tạo mật khẩu) để chuyển sang trang khác và đổi mật khẩu mới cho tài khoản.
(Nguồn: wikihow)
Đối với trường hợp các bạn chọn Join with email, hệ thống sẽ gửi thông báo đến email và bạn hãy làm theo hướng dẫn trong đó nhé.
Bước 4: Đổi mật khẩu
(Nguồn: wikihow)
Hãy nhập mật khẩu mới và tiến hành xác nhận lần nữa, sau đó nhấn Save để lưu thay đổi. Và giờ bạn đã trở thành một thành viên cơ bản (Basic Member) và bạn sẽ có 500MB miễn phí để sử dụng. Ngoài ra, bạn đã có thể tải video lên Vimeo ngay lập tức.
Bước 5: Hoàn thành thông tin cho tài khoản
Bạn cần tải lên ảnh đại diện và điền một số thông tin cho tài khoản của mình dù đó là tài khoản cá nhân hay doanh nghiệp, điều đó sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều người xem hơn. Kích thước ảnh đại diện tốt nhất là 600×600 px. Bạn có thể thêm đôi ba dòng mô tả cho tài khoản của mình nữa, nó sẽ giúp kênh của bạn chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, nếu đầu tư hơn, bạn có thể tạo video cover cho kênh của mình. Video đó sẽ tự động phát khi người xem truy cập vào kênh của bạn. Kích thước video được đề xuất là 1920×540 px, tỷ lệ khung hình cho video là 1:3:33. Ngoài ra, một lời khuyên dành cho các bạn là hãy đặt link URL thành tên người dùng để mọi người có thể tìm thấy kênh của bạn dễ dàng hơn.
Các loại tài khoản Vimeo
Cũng giống như nhiều nền tảng khác, tài khoản của bạn sẽ được nâng cấp lên trong quá trình sử dụng nếu bạn có nhu cầu. Dưới đây là một số lựa chọn mà Vimeo dành cho bạn mà bạn có thể cân nhắc:
Vimeo là gì? Các gói tài khoản trả phí của Vimeo (Nguồn: Vimeo)
- Vimeo Plus: Đây là gói đăng ký rất phù hợp dành cho người mới bắt đầu sử dụng nền tảng. Gói dịch vụ này cung cấp dung lượng lưu trữ tới 5GB mỗi tuần và tối đa 250GB mỗi năm. Gói sẽ bao gồm các tính năng bảo mật nâng cao, thống kê cho video cũng như hỗ trợ ưu tiên. Mức phí sử dụng cho Vimeo Plus là $7/tháng.
- Vimeo Pro: Gói Pro này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn kinh doanh kiếm tiền dựa trên các video trên nền tảng này. Vimeo Pro cung cấp 20GB dung lượng lưu trữ mỗi tuần. Ngoài ra, bạn sẽ có tối đa 1TB mỗi năm. Vimeo Pro bao gồm tất cả các tính năng được đề cập trong Plus. Ngoài ra, bạn sẽ có quyền bán video của mình và truy cập vào các công cụ phân tích video. Mức phí sử dụng cho Vimeo Pro là $20/tháng.
- Vimeo Business: Nếu công ty của bạn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và đăng tải video lên các trình phát trực tuyến (và cần các tính năng để sao lưu nó), thì đây là một lựa chọn không thể bỏ qua. Lợi thế chính ở đây là một tài khoản có thể được sử dụng bởi nhiều người, giúp cho việc cộng tác và làm việc nhóm diễn ra thuận lợi hơn. Dung lượng lưu trữ hàng tuần cũng không bị giới hạn. Và một đặc quyền khác là bạn nhận được sự hỗ trợ VIP từ nhân viên Vimeo nếu có bất kỳ sự cố gì xảy ra, họ sẽ phản hồi bạn trong vòng một giờ. Mức phí sử dụng cho Vimeo Business là $50/tháng.
- Vimeo Premium: Gói dịch vụ Vimeo này được thiết kế riêng dành cho các chương trình livestream trực tiếp, phù hợp với các chương trình âm nhạc, concert của các ngôi sao nổi tiếng. Livestream không giới hạn, ở nhiều địa điểm khác nhau, tương tác với người xem qua Q&A, chat, polls,vv,.. với tổng dung lượng lưu trữ lên tới 7TB là những điểm ấn tượng của gói sử dụng cao cấp này. Mức phí sử dụng cho Vimeo Premium là $75/tháng.
Cách tải Video lên Vimeo
Video được quay bởi bất kỳ ứng dụng hay công cụ nào cũng có thể dễ dàng được tải lên Vimeo qua 6 bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của bạn
(Nguồn: elo.iastate.edu)
Truy cập trang web Vimeo luôn là bước đầu tiên. Nếu bạn đã có tài khoản, hãy đăng nhập bằng cách nhấp vào liên kết đăng nhập. Nếu bạn chưa có thì hãy đăng ký theo các bước trên. Thực hiện theo các hướng dẫn và nhập thông tin cần thiết để tạo tài khoản của bạn.
Bước 2: Tải lên video
(Nguồn: triestecontemporanea)
Nhấp vào nút “Tải lên video” nằm trên trang chủ của trang web. Bạn cũng sẽ có thể tìm thấy cùng một liên kết trong thanh điều hướng bên dưới tiêu đề Tải lên đó.
Bước 3: Tiến hành tải lên video
Khi bạn nhấp vào liên kết Tải lên, hệ thống sẽ điều hướng sang trang tải. Ở đây bạn sẽ được chọn chế độ Riêng tư hoặc Công khai cho video của mình. Hãy đảm bảo rằng video bạn tải lên là sản phẩm bạn tự tạo, vì bạn không thể tải lên bất kỳ video nào có bản quyền hoặc sở hữu bởi người khác.
(Nguồn: triestecontemporanea)
Bước 4: Chờ đợi
Ngay khi bạn nhấp vào nút, video sẽ bắt đầu được tải lên ngay lập tức. Thanh tiến trình sẽ ước tính thời gian video sẽ được tải lên. Tùy vào độ dài và nặng của video mà thời gian tải lên sẽ nhanh hoặc chậm, hãy kiên nhẫn đợi nhé.
(Nguồn: triestecontemporanea)
Bước 5: Chuyển đổi
Ngay sau khi video được tải lên, video sẽ được tự động chuyển đổi. Bạn có thể đóng trang này nếu muốn và Vimeo sẽ tự động xử lý chuyển đổi. Khi video đã chuyển đổi xong, dịch vụ sẽ gửi email cho bạn sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc.
Bước 6: Sử dụng Desktop Uploader
Nếu bạn muốn tải lên nhiều tệp, thì có thể sẽ cần phải sử dụng trình tải dành riêng cho desktop. Lựa chọn này không bắt buộc, nhưng chúng sẽ giúp cho việc tải lên các tệp đơn giản hơn nhiều.
Tại sao Vimeo lại được ưa chuộng tới vậy?
YouTube được coi là nền tảng “Vua” của video trực tuyến. Thương hiệu này nổi tiếng đến mức hầu hết mọi người đều không biết rằng có các giải pháp thay thế tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Vimeo vẫn tìm được chỗ đứng cho mình với lượng người dùng lớn riêng. Vimeo đã phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thập kỷ qua và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với YouTube. Vậy Vimeo là gì mà lại lại được ưa chuộng tới vậy, hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!
1. Vimeo cung cấp chất lượng video và mã hóa tốt
Tiêu chí của YouTube là số lượng hơn chất lượng. Mỗi phút, có tới hơn 500 giờ được tải lên nền tảng này, do đó, Youtube cần xử lý tất cả các video này trước khi chúng có thể được đăng tải cho người xem. Để xử lý lượng tải đó, YouTube phải cân bằng tốc độ nén với chất lượng nén.
Ngược lại, tiêu chí của Vimeo là chất lượng hơn số lượng. Vimeo có bộ hướng dẫn chi tiết cũng như quy định về các video được phép tải lên, đồng thời hướng dẫn người dùng cách tải video có dung lượng nhẹ hơn nhiều so với Youtube, nên bạn có thể thấy rằng nền tảng này tập trung vào việc tối đa hóa chất lượng của từng video thay vì số lượng của video. Nếu bạn tải cùng một video lên cả YouTube và Vimeo ở cùng độ phân giải, phiên bản trên Vimeo sẽ đẹp hơn rất nhiều vì nó sẽ có tốc độ bit cao hơn.
2. Vimeo mang đến uy tín cao
Nếu bạn dành ra một chút thời gian để trải nghiệm các trình phát video khác nhau thì cảm nhận của bạn sẽ vô cùng rõ ràng và khác biệt. So với các nền tảng khác, Vimeo quy định khá nghiêm ngặt về các nội dung video được tải lên.
Chính vì thế, hầu hết mọi người cho rằng video trên Vimeo chuyên nghiệp hơn nhiều nền tảng khác. Đó là lý do tại sao bạn có thể tìm thấy một số phim ngắn hay nhất trên Vimeo và có thể xem trực tuyến. Trong khi YouTube thiên về các kênh sản xuất nhiều nội dung, Vimeo thiên về các nhà sáng tạo, những người đặt nhiều tâm huyết vào mỗi video.
3. Vimeo sở hữu đối tượng tinh vi
(Nguồn: Youtube Vimeo)
Vì Vimeo giới hạn các thể loại video được phép tải lên và do đó, nó thu hút một loại đối tượng khác. Vì vậy, mặc dù YouTube có phạm vi tiếp cận nhiều hơn Vimeo, nhưng mỗi người xem của Vimeo đều có khả năng tương tác sâu hơn với nội dung của bạn.
Điều này được thể hiện rõ nhất khi bạn so sánh các phần bình luận của cả hai trang web. Trong khi Youtube tràn lan với đủ loại ý kiến và thật khó để tìm ra một bình luận chi tiết, sâu sắc và kỹ tính thì nó là một câu chuyện hoàn toàn khác với Vimeo. Tại Vimeo, các nhà bình luận có xu hướng đưa ra các quan điểm mang tính xây dựng, trưởng thành và sâu sắc hơn. Là một người sáng tạo, điều này có thể sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều.
4. Vimeo mang đến sự tự do nghệ thuật lớn
Đối với nhiều nền tảng khác, như Youtube chẳng hạn, các nội dung nghệ thuật có chứa hình ảnh 18+ có thể sẽ bị cấm hoặc gỡ xuống. Hay các video có chứa âm thanh bản quyền sẽ bị cắt ra khỏi video dù bạn đã được ủy quyền để sử dụng bản nhạc đó. Điều này sẽ không xảy ra ở Vimeo. Vimeo hoan nghênh các video 18+ miễn là nó có giá trị nghệ thuật. Các clip chứa bản nhạc có bản quyền nếu bạn đã xin giấy phép đầy đủ sẽ được Vimeo thoải mái chấp nhận hơn. Có lẽ chính vì vậy mà Vimeo được giới nghệ thuật yêu thích sử dụng hơn.
5. Không có quảng cáo
Vimeo không kiếm tiền bằng cách gắn quảng cáo gây phiền nhiễu ở phía trước video của bạn. Thay vào đó, họ yêu cầu một khoản phí nhỏ nếu bạn đang sử dụng hơn 500 MB dung lượng tải lên mỗi tuần. Bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn về cách các video được chia sẻ hoặc nhúng ra sao. Bạn thậm chí có thể tùy chỉnh giao diện của trình phát được nhúng như một cách để branding cho thương hiệu.
Tính năng nổi bật của Vimeo
Nếu những điểm thu hút trên vẫn không đủ thuyết phục bạn, thì dưới đây là một số lợi ích thiết thực khi sử dụng Vimeo mà bạn có thể xem xét. Về tính năng và tính linh hoạt, Vimeo được đánh giá rất cao trên thị trường.
- Thay thế video nhưng giữ URL: Đây là một trong những tính năng nổi bật nhất của Vimeo. Bạn có thể thay thế bất kỳ video hiện có nào của mình bằng một video tải lên mới mà không mất URL, do đó bạn có thể giữ tất cả các lượt thích, bình luận, thống kê và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ nội dung nhúng nào đang tồn tại trên các trang web của bên thứ ba.
- Bảo vệ mật khẩu: Bạn có thể đặt mật khẩu trên bất kỳ video nào để chỉ những người có mật khẩu mới có thể xem nó. YouTube không có tính năng này, chỉ cho phép các video ở chế độ Công khai, Riêng tư hoặc Không công khai
- Các nhúng bị giới hạn tên miền: Vimeo cho phép bạn đặt tên miền nào được phép nhúng vào video của mình và bạn có thể thực hiện việc này trên mỗi video. Bằng cách này, bạn có thể ẩn video của mình trên trang web Vimeo và chỉ làm cho chúng có thể xem được trên trang web của bạn chẳng hạn.
- Xây dựng thương hiệu trình phát web: Vimeo cho phép bạn thay đổi giao diện của trình phát web HTML5 của nó bằng cách chèn logo và nhãn hiệu của riêng bạn, điều này thật tuyệt vời khi nhúng video trên trang web của bạn.
- Phân tích nâng cao: Tùy thuộc vào tài khoản đăng ký của bạn, bạn có thể nhận được nhiều cấp độ phân tích khác nhau, từ bảng điều khiển lưu lượng truy cập và báo cáo tùy chỉnh, cho đến tất cả các biểu đồ tương tác và tích hợp Google Analytics.
- Kiếm tiền với trả tiền cho mỗi lượt xem: Vimeo On Request cho phép bạn tạo các trang VOD chuyên dụng nơi người xem có thể trả tiền để xem video. Bạn có thể bán video trên phạm vi toàn cầu hoặc chỉ giới hạn ở một số quốc gia nhất định. Doanh thu bán ra bạn sẽ được giữ 90%. Đây là một cách thuận tiện để kiếm tiền từ công việc của bạn mà không cần sử dụng quảng cáo.
- Các gói Plus, Pro, Business, Premium: Không giống như YouTube hay các nền tảng khác, Vimeo được tài trợ bởi cộng đồng của nó chứ không phải các nhà quảng cáo. Bạn CÓ THỂ sử dụng Vimeo miễn phí, nhưng tài khoản miễn phí bị giới hạn ở 500MB tải lên mỗi tuần. Các gói tài khoản đã được mô tả chi tiết phía trên và bạn có thể tham khảo.
Ưu, nhược điểm của Vimeo
Cách tiếp cận của Vimeo có một số khác biệt rõ ràng so với YouTube. Bạn phải trả tiền cho một tài khoản nếu bạn sử dụng nó cho mục đích kinh doanh, nhưng bạn sẽ nhận được giá trị là môi trường chất lượng cao hơn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp B2B. Với 170 triệu người xem hàng tháng, Vimeo chắc chắn không hề là một nền tảng có thể bỏ qua.
Ưu điểm
- Vimeo không chạy quảng cáo video: Không có gì làm gián đoạn video của bạn, vì vậy mọi người có nhiều khả năng xem video của bạn một cách liền mạch hơn
- Một tài khoản kinh doanh trả phí cung cấp rất nhiều giá trị. Bạn có thể lưu trữ tối đa tới 5TB và kèm theo đó là công cụ phân tích dữ liệu tuyệt vời. Bạn có thể tùy chỉnh kênh của bạn với logo và màu sắc riêng.
- Cài đặt bảo mật cung cấp cho bạn quyền kiểm soát chi tiết về những người có thể xem video của bạn. Trong số các lựa chọn khác, bạn có thể bảo vệ bằng mật khẩu video hoặc chỉ định tài khoản nào có thể xem. Trong khi YouTube chỉ cung cấp các tùy chọn công khai, không công khai và riêng tư.
- Bạn có thể thiết lập Danh mục đầu tư trong tài khoản của mình, với thương hiệu và tên miền của riêng bạn.
- Vimeo có danh tiếng về chất lượng tốt hơn. Nó sẽ coi trọng các video do nhân viên đề xuất hơn là một nội dung đang hot có nhiều lượt xem nhất.
Nhược điểm
- Khả năng hiển thị thấp hơn YouTube trên tất cả các kênh tìm kiếm. Nó có đối tượng nhỏ hơn, ít lượt xem hơn và vị trí thấp hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
- Bạn không thể chấp nhận quảng cáo để tài trợ cho video của mình.
- Vimeo áp đặt các giới hạn đối với tổng dung lượng lưu trữ bạn có thể sử dụng. Bạn nhận được bao nhiêu tùy thuộc vào gói sử dụng bạn chọn.
So sánh Vimeo và Youtube
(Nguồn: DigitalMarketingInstitute)
YouTube |
Vimeo |
|
|
1. Cộng đồng
Điều đầu tiên bạn cần chú ý đến là đối tượng sử dụng của 2 nền tảng này là ai. YouTube và Vimeo có cộng đồng người dùng khác nhau.
Cộng đồng của YouTube rất lớn, với hơn 1 tỷ người dùng xem hàng trăm triệu giờ nội dung – mỗi ngày! Song song với điều đó, bạn có thể gặp phải một số rủi ro. Một số người dùng có thể tỏ ra nghi ngờ, khó chịu, không ngại tỏ ra “ghét cay ghét đắng” và bình luận tiêu cực về video của bạn. Đối tượng lớn hơn của YouTube tạo ra nhiều nội dung hơn, nhưng hãy nhớ rằng số lượng không phải lúc nào cũng bằng chất lượng.
Vimeo có một cộng đồng nhỏ hơn nhiều. Trong số 170 triệu người xem, khoảng 42 triệu người đang ở Mỹ. Cộng đồng của Vimeo nói chung rất ủng hộ và có nhiều người dùng đưa ra phản hồi mang tính xây dựng hơn so với trên YouTube. Một điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai nền tảng này là với một cộng đồng nhỏ hơn, bạn sẽ dễ tìm thấy các giá trị sản xuất cao hơn.
2. Tư cách thành viên
Vimeo cung cấp 4 gói thành viên sau: Plus, PRO và Business, Premium. Mỗi gói đều có mức phí và quyền lợi sử dụng khác nhau như bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới.
(Nguồn: TechSmith)
Tư cách thành viên của Vimeo là gì? Vimeo cung cấp cấp độ thành viên cơ bản, Vimeo free thì miễn phí, nhưng nó giới hạn cho bạn tới 500MB dung lượng tối đa mỗi tuần. Ngược lại, bạn có thể tạo một video YouTube hoàn toàn miễn phí với dung lượng không giới hạn khi lưu trữ. YouTube tập trung vào việc kiếm tiền bằng quảng cáo của họ, không phải kế hoạch thanh toán hàng tháng hoặc hàng năm như Vimeo.
Nhưng YouTube lại cung cấp dịch vụ đăng ký 9,99 đô la/ tháng có tên YouTube Red, cho phép bạn xem video mà không cần quảng cáo. Ngoài việc có thể xem video không có quảng cáo, bạn cũng sẽ có quyền truy cập vào một nhóm chương trình gốc, kèm thêm tính năng tải xuống video để bạn có thể xem ngoại tuyến sau đó – tương tự như các một ứng dụng âm nhạc.
3. Cập nhật video
Bạn đã bao giờ tải lên một video, sau đó nhận ra rằng bạn cần phải thay đổi nó? Vimeo cho phép bạn thay thế một video sau khi nó được tải lên mà không làm mất số liệu thống kê của video đó. Điều này có thể rất hữu ích nếu bạn nhận ra mình đã mắc lỗi trong video của mình hay chỉ đơn giản là muốn sửa tên trong video chẳng hạn.
(Nguồn: TechSmith)
Mặt khác, khi bạn tải video của mình lên YouTube, không thể thay đổi video mà không xóa hoàn toàn tệp và tải lên lại. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất tất cả các lượt xem và số liệu thống kê trong quá trình trước đó.
4. Tài liệu có bản quyền
YouTube sẽ phát hiện nhạc và hình ảnh có bản quyền gần như ngay lập tức khi tải lên, tự động vô hiệu hóa các yếu tố này nếu bạn không có quyền sử dụng chúng. Điều này có thể giúp đảm bảo bạn không vô tình xâm phạm bản quyền.
Mặt khác, Vimeo không nghiêm ngặt và sẽ không vô hiệu hóa nội dung của bạn. Nếu bạn chọn Vimeo, hãy lưu ý rằng về mặt kỹ thuật là ăn cắp nếu bạn không sở hữu quyền đối với bất kỳ phương tiện truyền thông nào trong video của mình. Bắt buộc phải sử dụng phán đoán tốt khi chia sẻ sản phẩm của bạn.
5. Quảng cáo
Không khó để nhận thấy rằng YouTube quảng cáo ở khắp mọi nơi trên cả trang web và trong trình phát video. Là một marketers, bạn có vô số tùy chọn để tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể của mình bằng các quảng cáo được nhắm mục tiêu cao trên YouTube, nhưng với tư cách là người xem, điều đó có vẻ khiến người dùng không hài lòng cho lắm.
Vimeo tự hào là một trình phát video trực tuyến hoàn toàn không có quảng cáo và bạn sẽ không thấy bất kỳ một đoạn quảng cáo nào được phát trước, trong và sau video của bạn. Điều này là do họ kiếm tiền từ các thành viên của mình, qua các gói sử dụng đã đề cập ở trên.
6. Khả năng phân tích
Về mặt tích cực, cả hai trang web đều cung cấp một loạt các phân tích cho video của bạn. Các phân tích này sẽ vô cùng hữu ích khi giúp bạn xác định xem ai đang xem video của bạn và cách họ đang xem nó. Nhược điểm của Vimeo là bạn sẽ phải là thành viên Plus Vimeo để nhận quyền truy cập phân tích nâng cao.
(Nguồn: TechSmith)
Cả hai nền tảng đều cung cấp số liệu thống kê về lượt xem, bình luận, lượt thích, lượt chia sẻ, tổng số lần phát và dữ liệu địa lý, nhưng YouTube cung cấp nhiều hơn một chút.
YouTube cũng cung cấp insights về các nguồn lưu lượng truy cập, giới tính, những thiết bị mà người xem của bạn đang sử dụng và duy trì đối tượng. Một tính năng khác của YouTube là khả năng thêm các chú thích hoặc các điểm có thể nhấp vào được trên đầu video của bạn cho phép người xem tương tác nhiều hơn.
7. Tùy chọn bảo mật
Vimeo cung cấp nội dung được bảo vệ bằng mật khẩu. Tính năng này được đánh giá là tuyệt vời nếu bạn muốn review nội dung với khách hàng mà chưa muốn đăng tải công khai video đó. Ngoài ra, Vimeo cũng cung cấp nhiều tùy chọn riêng tư khác như dưới đây:
(Nguồn: TechSmith)
Trong khi đó, YouTube cho phép ba tùy chọn: công khai (public), không công khai (unlisted) và riêng tư (private). Không công khai (unlisted) nghĩa là chỉ những người có liên kết mới có thể xem nó, trong khi riêng tư (private) có nghĩa là chỉ những người cụ thể có tài khoản YouTube đang hoạt động mà bạn mời xem mới có thể xem được video đó.
Có thể kiếm tiền với Vimeo không?
Câu hỏi đặt ra là, nếu không sử dụng quảng cáo, bằng cách nào Vimeo mang lại tiền cho người đăng video? Câu trả lời chính là Vimeo On Demand. Tính năng này cho phép người dùng tạo và bán các sản phẩm của chính mình. Vimeo cung cấp cho người dùng những cách bán như: bán trực tiếp cho fans hâm mộ, hoặc tham gia chương trình Vimeo Affiliate (như bạn đã biết, xu hướng Marketing Affiliate đang ngày càng gia tăng, nên Vimeo cũng ngay lập tức nắm bắt cơ hội này), hoặc bạn có thể kiếm tiền từ chính việc upload video lên Vimeo. Chính vì thế, dù không cho phép quảng cáo như Youtube, nhưng các nhà sáng tạo nội dung vẫn có thể kiếm tiền từ Vimeo.
Cách kiếm tiền trên vimeo là gì? Vimeo có thể kiếm tiền không (Nguồn: Vimeo)
Để bắt đầu kiếm tiền với Vimeo On Demand, bạn phải đăng ký một tài khoản Vimeo Pro với một chi phí nhất định phải trả hàng tháng (như đã đề cập ở trên). Sau khi có tài khoản của mình, bạn chỉ việc đăng tải các video, chọn giá cả, chọn khu vực để bán các video của mình.
Lưu ý khi sử dụng Vimeo
Khi sử dụng Vimeo bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Vimeo thắt chặt quy định về các video tải lên, đó phải là sản phẩm của bạn chứ không phải của người khác
- Vimeo có 4 gói sử dụng khác nhau, bạn cần đọc kỹ quyền lợi và mức phí của mỗi gói để đăng ký gói phù hợp với mức sử dụng dung lượng của mình
- Vimeo không chấp nhận quảng cáo trong video nên bạn không thể kiếm tiền từ việc chèn quảng cáo vào video của mình
- Vimeo có khả năng hiển thị thấp hơn so với Youtube
Ngoài các điểm trên, Vimeo cũng tương đối giống các nền tảng phát video khác, thậm chí còn có những điểm mạnh mà người dùng nền tảng khác phải mơ ước. Chính vì thế, bạn có thể cân nhắc sử dụng trong thời gian tới.
Kết
Sở hữu những đặc tính riêng nổi bật, Vimeo đã và đang ngày càng xây dựng được một cộng đồng người xem lớn mạnh. Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung mang tính nghệ thuật, thì Vimeo là một không gian sáng tạo tự do mà bạn không thể bỏ qua. Hiểu rõ được Vimeo là gì và cách thực hoạt động của nó sẽ giúp bạn tận dụng triệt để được điểm mạnh của nền tảng đặc biệt này. Hi vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu được rõ thêm Vimeo là gì cũng như tạo động lực cho bạn tạo thêm một kênh kiếm tiền online vô cùng hiệu quả và thú vị như Vimeo.
Tài khoản Vimeo 12 tháng